Vui lòng đăng nhập để sử dụng dịch vụ.
Nếu bạn chưa là thành viên, đăng ký tại đây hoặc liên hệ với chúng tôi qua email support@ipavietnam.org để được hỗ trợ tốt nhất.
Nằm giữa trung tâm Đông Nam Á - vùng kinh tế sôi động bậc nhất thế giới, Việt Nam sở hữu địa thế chiến lược đặc biệt. Nằm trong cái nôi của nền văn minh Á Đông, tọa lạc tại trái tim của khu vực đông dân nhất Thế giới (Dân số Đông Nam Á cùng các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan vào khoảng trên 2 tỉ người). Đông Á đang là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới và chiếm gần 30% dân số, nền kinh tế và thương mại toàn cầu.
Việt Nam nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương , sở hữu bờ biển dài, giáp liền biển Đông, gần với các tuyến vận tải chính của thế giới, là điều kiện hoàn hảo cho quá trình thương mại. Ngoài ra, Việt Nam còn chung biên giới đất liền với Trung Quốc ở phía Bắc, và Lào và Campuchia ở phía Tây và được coi là cửa ngõ ra biển của Lào và Campuchia.
Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Việt Nam tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc ký kết một số hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á-Âu, Liên minh châu Âu (EVFTA), Hàn Quốc và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã mở ra nhiều cơ hội hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới
Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, gia nhập CEPT / AFTA năm 1996 và trở thành thành viên APEC năm 1998. Hiệp định thương mại song phương (BTA) với Hoa Kỳ được ký kết năm 2000, dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ về sản lượng thương mại giữa hai nước. Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP với 10 nước (2019), Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hồng Kông AHKFTA (2019), Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam EVFTA với 27 thành viên EU (2020), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh UKVFTA (2021).
Tính đến tháng 4 năm 2022, Việt Nam duy trì quan hệ ngoại giao với 190 quốc gia trên thế giới, ký kết 45 hiệp ước đầu tư song phương, 58 hiệp định đánh trùng thuế và là thành viên của 26 hiệp ước với các điều khoản đầu tư. Không chỉ vậy, Việt Nam còn có quan hệ kinh tế và thương mại chặt chẽ với khoảng 165 quốc gia và vùng lãnh thổ và là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và hơn 650 tổ chức phi chính phủ.
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất lãnh đạo, đưa ra các đường lối và các quyết định chiến lược với tất cả các chính sách chính trị quan trọng. Việt Nam là một trong các quốc gia có nền chính trị ổn định nhất tại Đông Nam Á. Trong bối cảnh một số khu vực và quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng bất ổn cả về kinh tế và chính trị thì Việt Nam vẫn duy trì được chính phủ và bộ máy xã hội ổn định, là miền đất hứa cho đầu tư nước ngoài.
Sau gần 50 năm thống nhất đất nước và phát triển kinh tế, Việt Nam đã trở thành một trong những điểm đến đầu tư đáng tin cậy đối với nhiều quốc gia nhờ nền chính trị ổn định và vững chắc. An ninh và ổn định là một trong những tiêu chí quan trọng nhất khiến các doanh nghiệp FDI quyết định đầu tư vào Việt Nam.
Theo chỉ số thống kê khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài FDI và tư nhân trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á với tỉ lệ gia tăng GDP cao. Từ 1990, tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam luôn nằm trong top tăng nhanh của thế giới, thường ổn định ở mức 6,46% kể từ năm 2000. Thập kỉ trước đã ghi nhận tốc tộ tăng trưởng GDP bình quân đầu người vào khoảng 7.2%/năm, đạt top trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Cơ cấu kinh tế của Việt Nam đang dịch chuyển theo hướng tích cực, đa phương phù hợp với cơ chế thị trường. Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư 2014 đã tạo các điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân và FDI phát triển, cho phép thể chế hóa tự do kinh doanh của các cá nhân và loại bỏ các trở ngại hành chính đến các doanh nghiệp.
Việt Nam có dân số 98,1 triệu người vào năm 2022 (đứng thứ 15 thế giới) và dự kiến sẽ chạm mốc 100 triệu dân vào năm 2022 với tỉ lệ gia tăng dân số hằng năm vào khoảng 1.2% cùng hơn 50% dân số dưới 25 tuổi. Lực lượng lao động trẻ tay nghề cao với tỉ lệ 90% dân số biết chữ. Hơn nữa, người lao động Việt Nam không những được tiếp cận với giáo dục đào tạo bậc cao và phục vụ trong các ngành công nghiệp chất lượng cao như công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính và y tế mà chi phí nhân công còn rẻ và cạnh tranh hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực.
Cùng với quá trình phục hồi nền kinh tế, xu hướng thị trường lao động tại Việt Nam cũng rất đáng chú ý. Tham gia kinh tế vào thị trường lao động tăng lên, và tỉ trọng của lực lượng lao động với chuyên môn kỹ thuật ngày càng được mở rộng.
Chính phủ Việt Nam đang tiếp tục hồi sinh môi trường kinh doanh và đầu tư tập trung vào ba đột phá chiến lược: đưa các thể chế kinh tế thị trường theo khuôn khổ pháp lý; xây dựng cơ sở hạ tầng tiên tiến và tích hợp, đặc biệt là giao thông vận tải; và phát triển lực lượng lao động chất lượng cao.
Chính phủ tiếp tục thực hiện và tham gia và các hiệp định hợp tác như CPTPP. Việt Nam coi thành công của các doanh nghiệp FDI như thành công của mình. Chính phủ cam kết đảm bảo môi trường chính trị xã hội ổn định, bảo vệ các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, và tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI phát triển.
Nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng 7,2% vào năm 2022 nhờ nhu cầu trong nước phục hồi mạnh mẽ và hoạt động sản xuất định hướng xuất khẩu tiếp tục đạt kết quả vững chắc, theo Báo cáo Cập nhật Kinh tế Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, tháng 10 năm 2022 của Ngân hàng Thế giới.